Thật tình mà nói, người Việt mình đa số uống cà phê theo phong trào. Nực cười hơn nữa đó lại là phong trào uống cà phê … kì quặc.
Hiện nay, thực trạng đáng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm và lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận giới kinh doanh - dùng mọi thủ đoạn để thu lợi, bất chấp sức khỏe, tính mạng của người dân để đạt được lợi nhuận đã gây ra biết bao bức xúc cho người tiêu dùng. Nó gây tổn hại đến sức khỏe, kinh tế của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng dần mất lòng tin vào chính sản phẩm của người Việt mình.
Phần I. Cơ bản về cà phê
1. Các loại cà phê
Cà phê Arabica là loại cao cấp (giá thường cao gấp đôi giá Robusta). Sản lượng cà phê Arabica cũng rất lớn (trên 2/3 lượng cà phê giao dịch trên thế giới). Loại này chủ yếu được trồng ở Braxin.
Vậy nên mới có chuyện người Tây sang Việt Nam rất khó uống được cà phê kiểu Việt Nam và ngược lại.
2. Văn hóa uống cà phê ở Việt Nam
Tin vui - Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới sau Braxin. (Rất đáng tự hào).
Xin thưa, nếu bạn đã từng uống một cốc cà phê như vậy (hoặc gần như vậy) thì 100% thứ nước bạn uống chính là cà phê pha tạp. Nguy hiểm hơn nữa là những chất mà người ta pha vào lại là những chất vô cùng độc hại. Cụ thể, đó là chính là bắp rang, đậu nành rang cháy (tạo độ sánh); phẩm mầu (tạo mầu đen); hương liệu (tạo mùi thơm)… đó là những tác nhân gây ung thư.
Vậy thì một ly cà phê đúng nghĩa phải như thế nào?
Một cốc cà phê đúng nghĩa phải là một cốc cà phê nguyên chất; sạch. Cách nhận biết nó như sau:
a. Nhận biết ngay từ khi cà phê còn là hạt.
- Rất nhiều người khẳng định đã là cà phê hạt thì chắc chắn đó phải là nguyên chất rồi còn gì?
- Xin thưa: không hẳn là như vậy.
- Lý do?
- Vì trong quá trình rang có thể người ta đã cho vào một số chất phụ gia rồi. Ví dụ như phẩm mầu, bơ, caramen, dầu công nghiệp…
- Cách nhận biết hạt cà phê nguyên chất:
+ Hạt cà phê nguyên chất phải là hạt cà phê rang mộc, không cho bất cứ phụ gia nào.
b. Nhận biết khi hạt đã xay ra thành bột:
1. Với cùng một khối lượng thì thể tích của bột cà phê nguyên chất bao giờ cũng lớn hơn thể tích của bột hạt đậu nành hoặc bắp rang. Tức bột cà phê nguyên chất “nở” hơn bột đậu nành, bắp rang.
Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc thường dính lại, ít tơi hơn.
Bột cà phê nguyên chất có màu nâu, đồng đều chứ không có mầu đen thui như bột pha bắp rang, đậu nành rang cháy.
Cà phê thực sự có mùi thơm rất tự nhiên, nhẹ nhàng mà tinh tế, đó là thứ mùi dễ chịu khác với mùi cà phê “hương liệu” gay gắt nồng nặc thô thiển của cà phê đểu.
c. Nhận biết khi pha.
Bột cà phê nguyên chất khi gặp nước sôi sẽ nở ra rất lớn. Khi rót nước đang sôi vào fin thì cà phê sẽ sủi bọt; khác với bột cà phê pha tạp - độ nở không lớn, thậm chí xẹp đi, bã cà phê pha tạp có độ dính cao.
d. Nhận biết nước cà phê sau khi pha.
Khi đang viết bài này cũng là lúc tôi đang nhâm nhi một ly cà phê. Thực sự cà phê nguyên chất và sạch có màu nâu cánh gián, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê có màu nâu hổ phách trông rất đẹp.
Tôi khuyên bạn; để trực quan và thực tế hơn cách đơn giản nhất là bạn mua cà phê hạt về, xay ra; pha và tự cảm nhận hương vị của nó. Đó mới là cái thú uống cà phê.
Qua bài viết này tôi hy vọng đã gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản về cà phê để các bạn có thể tự nhận biết được đâu là cà phê sạch, nguyên chất và đâu là cà phê pha tạp.
Arro Nguyễn - vnexpress.net